Vì vậy, Bạn không nên bỏ qua bài viết cực kỳ bổ ích này nhé!
Adrank là chỉ số xếp hạng quảng cáo trên google.
Mục tiêu khi chạy quảng cáo: Tối ưu hóa chỉ số Adrank, chỉ số Adrank càng cao thì quảng cáo của bạn càng được hiển thị lên đầu kết quả tìm kiếm.
Nếu muốn quảng cáo của bạn đứng ở những thứ hạng cao thì buộc quảng cáo đó phải có chỉ số Adrank cao.
Công thức: ADRANK = CPC x ĐCL
Trong đó:
-CPC là Giá thầu / 1 click
-Số tiền bạn trả cho 1 lần click chuột của khách hàng
-ĐCL: Điểm chất lượng (Có giá trị từ 0 đến 10 điểm)
-Điểm chất lượng càng cao thì Adrank càng cao
Chúng ta hãy xem ví dụ minh họa công thức Adrank dưới đây:
Qua ví dụ trên ta thấy được rằng: Bạn không cần trả số tiền ở mức cao nhất nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể đứng số 1 khi bạn có điểm chất lượng cao.
Vì vậy để có được chỉ số Adrank cao bạn cần tối ưu điểm chất lượng, sau khi điểm chất lượng đạt tiêu chuẩn rồi bạn mới hướng tới việc chi trả thêm chi phí cho dịch vụ quảng cáo.
Đối sánh từ khóa được hiểu là phương pháp thể hiện từ khóa khi ta chạy quảng cáo.
Để Google Ads hướng tới dạng kết quả khác nhau khi người dùng tìm kiếm
Hay nói cách khác, loại đối sánh từ khóa giúp kiểm soát những tìm kiếm trên Google có thể kích hoạt quảng cáo của bạn.
Mỗi loại đối sánh sẽ được chỉ định bằng một biểu tượng đặc biệt,
Từ đó sẽ kích hoạt quảng cáo của bạn hiển thị cho tìm kiếm của khách hàng theo những cách như sau:
-Nếu ta sử dụng đối sánh chính xác: [Từ khóa]
-Đối sánh cụm từ: “Từ khóa”
-Đối sánh rộng: Từ khóa
-Đối sánh có điều kiện: + Từ + khóa
-Đối sánh phủ định: – Từ khóa
Ta sẽ đi vào tìm hiểu từng dạng đối sánh để rõ hơn nhé.
Ví dụ bạn chạy quảng cáo cho từ khóa: thiết kế web
Khi sử dụng đối sánh chính xác bạn sẽ thể hiện từ khóa này trong dấu ngoặc vuông như thế này [Thiết kế web]
Khi khách hàng gõ chính xác cụm từ: “Thiết kế web” thì quảng cáo của bạn mới xuất hiện.
Nếu khách hàng gõ: “Thiết kế web theo yêu cầu” thì quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện.
Trong trường hợp này khi bạn chạy quảng cáo bạn sẽ nhận được ít click chuột
Vậy khi nào ta nên sử dụng phương pháp này?
Ưu điểm của phương pháp này nằm ở chỗ người dùng có thể tìm kiếm chính xác từ khóa mà người chạy quảng cáo hướng đến
Hay nói cách khác là từ khóa đánh đúng chính xác vào nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm.
Vậy khi nào bạn sử dụng đối sánh này?
Trường hợp đối sánh từ khóa thường được sử dụng với những từ khóa có độ khó, độ cạnh tranh cao, giá thầu cao, có nhiều người tìm kiếm với nhu cầu rất lớn.
Tôi vẫn sử dụng ví dụ trên để bạn dễ hiểu nhé.
Sử dụng đối sánh cụm từ nghĩa là bạn sẽ đặt từ khóa trong dấu nháy kép: “Thiết kế web”
Khi khách hàng gõ cụm từ có chứa từ khóa theo đúng thứ tự thì quảng cáo sẽ xuất hiện.
Nghĩa là quảng cáo sẽ hiển thị khi khách hàng gõ các cụm từ như: Thiết kế web giá rẻ, thiết kế giá rẻ web, dịch vụ thiết kế web, thiết kế web đẹp…
Nhưng nếu khách hàng gõ sai thứ tự, ví dụ như: “web thiết kế” thì quảng cáo sẽ không được hiển thị.
Đối sánh cụm từ thì quảng cáo hiển thị rộng hơn đối sánh chính xác
Vì chỉ cần xuất hiện từ khóa trong cụm từ mà khách hàng tìm kiếm thì quảng cáo của bạn sẽ hiển thị.
Hầu hết các trường hợp chạy quảng cáo đều sử dụng đối sánh cụm từ
Vì nó vừa đánh trúng, đánh đúng nhu cầu khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới, vừa không bị bỏ sót các kết quả mà khách hàng đang tìm.
Từ khóa viết bình thường, không cần thêm ký hiệu gì, chỉ cần viết từ khóa là được.
Khi khách hàng gõ tìm kiếm có chứa bất cứ từ khóa nào trong cụm từ khóa này thì quảng cáo của bạn cũng xuất hiện.
Ví dụ từ khóa: Thiết kế web
Với đối sánh mở rộng, khách hàng có thể gõ tìm kiếm:
Thiết kế giá rẻ, thiết kế đẹp, thiết kế card visit, kế hoạch hóa gia đình…. Thì đều xuất hiện quảng cáo.
Điều này khiến cho doanh nghiệp của bạn không tập trung quảng cáo vào sản phẩm mà khách hàng muốn tìm kiếm, gây lãng phí rất nhiều tiền.
Vậy khi nào ta dùng đối sánh mở rộng?
Khi ta muốn phủ thương hiệu, muốn có nhiều traffic đổ về website của mình và đặc biệt là khi ta phải có rất nhiều tiền dành cho việc chạy quảng cáo.
Bạn có thể so sánh sự khác biệt giữa các loại đối sánh thông qua bảng tổng hợp sau:
Lời khuyên: Nên sử dụng loại đối sánh cụm từ trong quá trình chạy quảng cáo
Đây là phương pháp quảng cáo tối ưu nhất mà tất cả các đơn vị chuyên nghiệp về quảng cáo họ đều sử dụng.
Tôi nhắc lại công thức ban đầu ADRANK = CDC x ĐCL
Người chạy quảng cáo chuyên nghiệp phải là người tối ưu được điểm chất lượng trong tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng điểm chất lượng, bao gồm:
-Trang đích: Phải liên quan đến từ khóa mà bạn muốn quảng cáo.
-Mối liên quan từ khóa: Tức là sự liên quan giữa mẫu quảng cáo, từ khóa và trang đích
-Truy vấn tìm kiếm của khách hàng: Phải liên quan đến từ khóa và trang đích đồng thời phải liên quan đến mẫu quảng cáo.
Bạn đọc tới đây là bạn đã lắm bắt được những nội dung cơ bản cần có để chạy quảng cáo google ads rồi đấy.
Đây là 3 lý thuyết gốc về quảng cáo Google Ads, khi nắm được những kiến thức cơ bản này bạn sẽ có nền tảng rất quan trọng để dễ dàng tiếp cận hơn với các phương pháp quảng cáo Google Ads.
Trong những bài viết sau tôi sẽ chia sẻ chi tiết về phương pháp chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.
Các bạn hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của tôi về chủ đề Google Ads nhé!
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở 1 : 34 Liền Kề 3, Khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội
Trụ sở 2 : 258 Đặng Đoàn Bằng, TP Nam Định, Nam Định
Website: webproseo.vn