Nếu bạn sử dụng thành thạo 7 công cụ này, bạn hoàn toàn có thể chủ động làm các chiến lược SEO dài hạn cho website của mình.
Đây là công cụ rất quan trọng giúp các bạn lập ra bộ từ khóa cho website của mình.
Để sử dụng công cụ này bạn cần lập 1 tài khoản quảng cáo, nếu chưa có bạn có thể tham khảo Cách tạo tài khoản quảng cáo.
Sau khi bạn có tài khoản quảng cáo, bạn chỉ cần đăng nhập và nhập những từ khóa liên quan đến ngành nghề của mình vào.
Kết quả google trả lại sẽ cho bạn bộ từ khóa cùng với các chỉ số liên quan như:
-Số lần tìm kiếm trên tháng
-Độ cạnh tranh
-Xu hướng tìm kiếm từ khóa này
Và nhiều thông tin khác nữa, bạn có thể tải xuống bộ từ khóa này dưới dạng file .csv và sắp xếp lại các dữ liệu.
Như vậy bạn đã có được bộ từ khóa cực kỳ quan trọng để bạn phát triển nội dung seo.
Bộ từ khóa này giúp bạn biết được đâu là từ khóa phải làm seo, và đặc biệt phải tập trung vào những từ khóa nào.
Bạn có thể tham khảo chi tiết cách thực hiện công cụ Google Keyword Planner theo video dưới đây:
Đây là công cụ giúp bạn kiểm tra hàng loạt các từ khóa trong website của mình xem chúng đang xếp hạng thứ bao nhiêu trên Google.
Công cụ rank checker hỗ trợ bạn seo top 1 google
Công cụ này giúp bạn không cần tìm kiếm thủ công mà vẫn biết được thứ hạng các từ khóa trong website của mình.
Biết được từ khóa hiện tại ta check đang tăng hạng hay đang giảm hạng.
Từ đây ta điều chỉnh được các chiến lược seo cho phù hợp.
Bạn hãy xem hướng dẫn sử dụng Rank Checker chi tiết tại đây nhé!
3. Công Cụ Seoquake
Với Seoquake bạn chỉ mất vài giây là đã có thể kiểm tra được các tiêu chí SEO ONPAGE trong trang web của bạn.
Cài đặt Seoquake cũng khá đơn giản, chỉ cần làm theo các bước sau:
Gõ từ khóa “Seoquake Chrome” lên Google.
Tiến hành cài đặt lên trên trình duyệt Chrome, đây là tiện ích của nhà phát triển.
Các thông tin Seoquake trả về vô cùng đa dạng bạn biết được nhiều kết quả:
-Kiểm tra được chỉ số Index
-Alexarank
-Ngày thành lập website
-Extranal Link
-Intenal Link
-Và các tiêu chí SEO ONPAGE như tittle, description, alt ảnh… (Kiểm tra tại mục Diagnosis)
Các bạn tham khảo video dưới đây:
Tương tự với Seoquake, Web Developer cũng là 1 Add on trên Chrome, cài đặt vô cùng đơn giản.
Bạn lên google và gõ Web Developer rồi thêm tiện ích vào chrome.
Công cụ này chủ yếu giúp bạn kiểm tra các thông số SEO onpage và hiển thị kết quả ngay trên trang web bạn kiểm tra.
-Bạn chỉ cần vào công cụ này, sau đó chọn Outline rồi chọn Show Element Tag Names để bật thanh Outline.
-Tiếp tục vào biểu tượng và chọn Outline Headings.
-Và kết quả bạn sẽ thấy được các Heading của trang web.
Ở đây bạn check được trang web đã có heading chưa, nó đang ở các vị trí nào, các vị trí đã đúng chưa…
Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra được các thuộc tính khác của hình ảnh xem đã chuẩn seo chưa ở mục Images ==> Display Alt Altributes
Và rất nhiều thuộc tính khác bạn có thể kiểm tra với công cụ này.
Bạn hãy xem hướng dẫn chi tiết của tôi dưới đây để hiểu rõ về Google Search Console.
Những thông tin mà Google Search Console trả về cho bạn bao gồm:
Hiệu suất của website:
-Có bao nhiêu người click chuột vào trang web này trong khoảng thời gian bạn tìm kiếm,
-Nhu cầu truy cập hàng ngày của khách hàng là bao nhiêu
-Những từ khóa đang đứng top
-Trạng thái lập chỉ mục ( bao nhiêu trang hợp lệ, bao nhiêu trang bị loại trừ…)
-Sơ đồ trang web đã được index chưa…
Google Analytics phân tích được:
-Lưu lượng truy cập đến từ đâu
-Hiệu suất
-Tỷ lệ thoát trang
-Tỷ lệ ở lại trang
Giao diện của Google Analytics khi đăng nhập như sau:
Google Analytics mang đến cho bạn những thông tin vô cùng quan trọng giúp tập trung vào lĩnh vực cần SEO trong website
Khi vào mục tổng quan bạn sẽ biết được số lượng người đang truy cập website, những liên kết nào đang được người dùng truy vấn…
Google Analytics là ứng dụng realtime nên ta có thể biết được thời gian thực,
Khi ai đó vào trang web của bạn thì ngay lập tức số liệu sẽ thay đổi.
Đây là công cụ chính xác nhất giúp bạn thống kê được lưu lượng người dùng truy cập vào website của bạn,
Người dùng đang quan tâm tới những lĩnh vực gì?
Ngoài ra bạn còn biết được có bao nhiêu người ở những vị trí địa lý nào đang truy cập trang web của bạn.
Bạn biết được nguồn lưu lượng truy cập đến từ đâu, đến từ những phương tiện nào,
Bao nhiêu người vào trực tiếp, bao nhiêu người vào là thông qua đường link bên ngoài giới thiệu…
Thậm chí ta còn biết thông tin có bao nhiêu người truy cập từ điện thoại, máy tính bảng, laptop, người truy cập sử dụng hệ điều hành nào, ….
Trong phần “Nội dung” ta sẽ thấy được đâu là nội dung được người dùng quan tâm nhiều nhất, đâu là nội dung mà ta nên tập trung làm seo.
Công cụ cuối cùng tôi muốn giới thiệu sẽ giúp bạn check xem website của mình có thân thiện khi sử dụng với Mobile hay không?
Việc sử dụng công cụ này vô cùng đơn giản
Bạn chỉ cần gõ từ khóa “Mobile Friendly” trên Google sau đó nhập tên website của bạn vào.
Thế là bạn có thể ngay lập tức check được website của bạn đã được lập trình chuẩn Mobile hay chưa.
Hiện nay Google đánh giá cao những website có thiết kế thân thiện với những thiết bị di động
Bởi google tập trung hướng đến thói quen của người sử dụng.
Vậy nay bạn đã có thêm được 7 công cụ hữu ích hỗ trợ quá trình làm SEO của mình ngày một chuyên nghiệp hơn.
Tôi tin rằng sử dụng thành thạo 7 công cụ miễn phí này,
Bạn sẽ có được những kế hoạch tuyệt vời cũng như những gợi ý hoàn hảo xuyên suốt trong quá trình làm SEO,
Giúp việc quảng bá lĩnh vực kinh doanh của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn hãy thực hành chăm chỉ và đừng quên: Bạn có thể nhận sự hỗ trợ từ tôi bất cứ khi nào!
Chúc bạn thành công!
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở 1 : 34 Liền Kề 3, Khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội
Trụ sở 2 : 258 Đặng Đoàn Bằng, TP Nam Định, Nam Định
Website: webproseo.vn